Có nên cúng giao thừa năm Giáp Thìn hay không?
Với lý giải là năm nay Lập Xuân vào ngày 25 tháng Chạp và ngày 30 Tết rơi vào quãng Không Vong nên cúng Giao Thừa sẽ đón vận khí xấu và sẽ gặp nhiều tai ương vận hạn! Nếu muốn cúng giao thừa thì nên cúng ngày Đông Chí hoặc ngày 25 tháng chạp?
Xin thưa, chúng ta có 3 loại lịch là: Lịch Âm, lịch Dương và lịch Tiết Khí! Hai loại Lịch Âm và Dương thì chúng ta đã quen thuộc và điều lấy ngày 1/1 là ngày khởi đầu năm mới!
Riêng lịch Tiết Khí thì lấy ngày Lập Xuân là ngày khởi đầu của Mùa Xuân – là ngày đầu năm mới!
Việc sử dụng lịch Tiết khí chủ yếu là để áp dụng cho canh tác nông nghiệp chứ thường thì rất ít khi áp dụng vào cuộc sống thường nhật.
Giao thừa (cũ giao lại- mới tiếp nhận) là khoảnh khắc “tống cựu nghênh tân”, là khi Thiên Địa giao hòa, là khoảnh khắc thiêng liêng của cả một năm mới, là lúc Quan Hành Khiển năm mới nhậm trị, Quan năm cũ hồi Thiên, lúc Thần Linh Táo vương từ Thiên về nhà, là lúc ông bà ông vải Gia tiên tiền tổ về nơi từ đường đón Xuân cùng con cháu tự ngàn đời nay thành một nếp tâm linh trong tiềm thức của mỗi chúng ta!
Nếu nói Giao Thừa không trùng với tiết Lập Xuân thì chẳng năm nào phải cúng Giao Thừa! Vì đại đa số là ngày Lập Xuân không trùng mùng một Tết.
Lại nói chuyện nếu cúng Giao thừa thì gặp tai ương họa hại, thì càng vô lý và mê tín dị đoan!
Việc lễ bái cốt ở thành tâm, thời khắc Giao thừa để lên nén tâm hương cảm tạ Phật Thánh Đất Trời, tưởng nhớ Gia Tiên và gửi gắm ước nguyện một năm mới bình an mạnh khỏe! Thiên Địa còn thể đức hiếu sinh lấy lòng từ bi để cứu trợ hạ dân hà cớ gì lại đoạn phúc mà giáng hoạ nhân gian?
Còn nếu nói cúng thì đón vận khí xấu thì không cúng giao thừa thì vận khí xấu nó vẫn tới mà. Đâu phải như con rắn con chuột không mở cửa nó không chui được vào nhà.
Niềm tin được giải thích rõ ràng là chánh tín, niềm tin khi nghe người này một chút, nghe chỗ kia một chút mà làm theo là mê tín.
Tìm hiểu nhiều hơn các buổi lễ Thầy cúng Hà Nội Đạo Trung tại: